en
en
de
de
fr
fr
it
it
es
es
pl
pl
pt-pt
pt-pt
tr
tr
vi
vi
zh-hans
zh-hans
zh-hant
zh-hant
ja
ja
ko
ko
th
th

CS2 trong thế giới Cybersport & Esports [2024]

Bài viết
Feb 01 2023
195 lượt xem 19 phút đọc

Trong thế giới sôi động nơi kỹ năng ảo và cạnh tranh thực tế hòa quyện, Cybersport, hay còn được gọi là thể thao điện tử hoặc esports, đã nhanh chóng nổi lên như một sự kết hợp đỉnh cao của thể thao, công nghệ máy tính và ngành giải trí. Ngành công nghiệp muôn màu này đã có được chỗ đứng trong thế giới giải trí và có sự tăng trưởng một cách phi thường, với doanh thu dự kiến đạt 1,38 tỷ đô la vào cuối năm 2022 và 1,617 tỷ đô la vào năm 2024. Mặc dù những con số là không thể bàn cãi, nhưng phải thừa nhận rằng esports mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng esports vẫn chiếm giữ vị trí tương đối nhỏ trong ngành giải trí so với những ông lớn như Netflix với lợi nhuận vô cùng khổng lồ.

Cách thức hoạt động của Esports

Giống như các môn thể thao truyền thống, e-sports hoạt động thông qua một cấu trúc được xây dựng chặt chẽ:

Những đội tuyển: Những tổ chức sẽ tuyển mộ những người chơi có kỹ năng, thường được gọi là “tuyển thủ chuyên nghiệp”, và ký hợp đồng với họ.

Chuyển nhượng: Tương tự như chuyển nhượng trong các môn thể thao thông thường, người chơi có thể chuyển từ đội này sang đội khác.

Huấn luyện viên: Huấn luyện viên đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các đội nâng cao kỹ năng và đạt phong độ cao nhất.

Quản lý: Người quản lý chịu trách nhiệm về các khía cạnh quản lý của đội và đảm bảo mọi thứ diễn ra suôn sẻ.

Khu tập luyện: Những khu tập luyện hay đôi khi được gọi là “boot camp” đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuẩn bị của các đội cho các giải đấu sắp tới.

Giải đấu: Những sự kiện thi đấu thường với nguồn tài trợ vô cùng lớn và giải thưởng hàng triệu đô la là xương sống cho sự phát triển của esports.

Trọng tài: Để duy trì tính công bằng và liêm chính, trọng tài sẽ giám sát các trận đấu và đảm bảo người chơi tuân thủ các quy tắc.

Phát sóng: Các trận đấu esports được tiếp cận rộng rãi thông qua các dịch vụ phát trực tuyến như Twitch, YouTube và Huya, với nhiều bình luận viên có kiến thức chuyên môn nhằm mang đến thông tin hấp dẫn.

How Esports Operates

Những Đặc Điểm Quan Trọng của E-sports

Những điểm phân biệt esports với các trò chơi thông thường là mức độ cam kết với các quy tắc rõ ràng, có cấu trúc và mang lại tính công bằng trong thi đấu:

Sân chơi công bằng: Trong esports, công bằng là yếu tố tối quan trọng và người chơi được cung cấp các thiết bị giống hệt nhau, thường chỉ có thể thay đổi chuột và bàn phím. Qua đó đảm bảo cơ hội chiến thắng là ngang nhau.

Giải đấu LAN: Nhiều giải đấu esports diễn ra trên mạng cục bộ (LAN), giúp loại bỏ các vấn đề về kết nối, lỗi kỹ thuật và rủi ro đối với gian lận.

Giải đấu trực tuyến: Mặc dù các vòng loại diễn ra trực tuyến thường khá phổ biến, nhưng lại kèm với những rủi ro cố hữu, chẳng hạn như vấn đề về kết nối cũng như gian lận và có thể ảnh hưởng đến yếu tố liêm chính của giải đấu.

Bước Tiến Hóa của E-sports

Mười năm trước, esports đã chật vật để được sự công nhận nhưng bước ngoặt đến với The International 2011 của Valve, với giải thưởng 1 triệu đô la. Sự kiện mang tính bước ngoặt này đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Qua đó, đặt nền móng cho sự phát triển đáng chú ý của ngành công nghiệp này. Năm năm sau, Nga chính thức công nhận esports là một môn thể thao, từ đó củng cố thêm tính chính danh cho bộ môn.

Esports tiếp tục phát triển, với một loạt những tựa game đa dạng và thể thức luôn thay đổi. Những tựa game trò chơi hiện nay nhận được các bản cập nhật và sửa lỗi liên tục, trong đó xuất hiện một số thể loại hoàn toàn mới như Hearthstone, từ đó mở rộng phạm vi với các bộ môn thi đấu. Những ngôi sao esports thường dễ giao lưu và gần gũi hơn so với những ngôi sao nổi tiếng truyền thống, từ đó tạo nên mối quan hệ có phần độc đáo với người hâm mộ.

Cuộc sống khắc nghiệt của một vận động viên Esports

Những vận động viên esports hay thường được gọi là game thủ chuyên nghiệp sẽ phải trải qua cuộc sống hoàn toàn không hề dễ dàng. Quan niệm về những game thủ chỉ chơi game một cách lười biếng trong phòng ngủ của họ hoàn toàn khác xa với thực tế đầy khắc nghiệt của esports. Những vận động viên sẽ phải cam kết tham gia luyện tập và thi đấu ở cường độ cao, tương tự như những vận động viên chuyên nghiệp thông thường.

Chế độ tập luyện: Vận động viên esports không đơn giản chỉ chơi game cho vui mà trải qua những buổi tập luyện nghiêm ngặt. Họ tỉ mỉ trau dồi kỹ năng, chiến thuật và phản xạ của mình. Các đội tuyển thường sử dụng huấn luyện viên để phân tích lối chơi, phân tích đối thủ và thay đổi chiến thuật.

Thể lực và tinh thần bền bỉ: Mặc dù esports không yêu cầu sức mạnh thể chất tương tự như các môn thể thao truyền thống, nhưng đòi hỏi về mặt tinh thần lại không kém cạnh. Những game thủ phải trải qua nhiều giờ trước màn hình, đôi khi hơn 12 giờ một ngày. Sự tập trung và chú ý cao độ có thể gây mệt mỏi về mặt tinh thần, từ đó đòi hỏi game thủ phải có sức chịu đựng về mặt tâm lý.

Giải đấu toàn cầu: Các giải đấu esports diễn ra trên toàn thế giới. Các game thủ thường phải bay đến các quốc gia khác nhau, do đó họ phải vượt qua jet lag và thích nghi với môi trường mới, đồng thời duy trì phong độ của mình.

Phối hợp cùng đồng đội: Giống như trong các môn thể thao truyền thống, yếu tố gắn kết của đội đóng vai trò quan trọng trong esports. Các game thủ phải giao tiếp hiệu quả, tin tưởng vào đồng đội và duy trì sự gắn kết. Những thành viên quản lý của đội tuyển sẽ đảm đương những khía cạnh này và đảm bảo đội tuyển hoạt động hiệu quả.

Key Features of Esports

Khán giả đa dạng trong E-sports

Hình ảnh có phần rập khuôn dành cho game thủ đang thay đổi. Esports đã thu hút một lượng khán giả đa dạng hơn, với 45% game thủ Mỹ là phụ nữ và độ tuổi trung bình của game thủ khoảng 34 tuổi. Thế hệ Millennials (sinh từ năm 1982 đến 2004) đã đến giai đoạn chi tiêu đạt đỉnh và là một phần quan trọng của cộng đồng game thủ. Dự đoán của Newzoo cho thấy tốc độ tăng trưởng hàng năm vào khoảng 14%, với tổng số khán giả esports dự kiến đạt 557 triệu người, bao gồm cả người xem thông thường và những người đam mê.

Khám phá thế giới hấp dẫn của những người chơi CS2, một cộng đồng game toàn cầu được thống nhất bởi đam mê và kỹ năng.

Thế giới bí ẩn của giải thưởng Esports

Esports nổi tiếng với những giải thưởng khổng lồ. Sức hấp dẫn của giải thưởng hiện kim lớn đã đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người chơi và đầu tư vào ngành công nghiệp này.

Phạm vi giải thưởng đa dạng: Các giải đấu esports có nhiều thể thức và quy mô khác nhau, mỗi giải đấu đều có cơ cấu giải thưởng riêng. Trong khi các giải đấu trong khu vực hoặc nghiệp dư có thể mang đến giải thưởng khiêm tốn thì những giải đấu toàn cầu đỉnh cao lại có thể mang đến những con số đáng kinh ngạc. Ví dụ như giải vô địch Dota 2 của Valve – The International thường có giá trị giải thưởng lên đến hàng chục triệu đô la.

Giải thưởng từ cộng đồng: Yếu tố độc đáo của một số giải đấu esports là khả năng huy động nguồn vốn từ cộng đồng. Những tựa game như Dota 2 đã áp dụng mô hình này, trong đó một phần doanh số bán vật phẩm trong game sẽ được đóng góp vào giá trị giải thưởng. Cách tiếp cận dựa trên cộng đồng sẽ khiến cho số tiền thưởng ngày càng tăng và phá vỡ kỷ lục hàng năm.

Phát triển bền vững trong sự nghiệp: Đối với những người chơi hàng đầu, số tiền thưởng lớn có thể giúp đạt được một sự nghiệp bền vững với số tiền béo bở. Những tuyển thủ kiếm được nhiều nhất có thể tích lũy khối tài sản lớn không chỉ thông qua tiền thưởng giải đấu mà còn thông qua các hợp đồng tài trợ, thu nhập từ streaming và bán vật phẩm.

Bạn tò mò về số tiền mà người chơi kiếm được trong CS2? Khám phá thống kê chi tiết bởi Skin.club, làm sáng tỏ thu nhập của các game thủ Counter-Strike 2.

Hành trình của Esports và những cột mốc lịch sử

Lịch sử của esports là một hành trình thú vị, từ những bước đi chập chững ban đầu đến khi trở thành một hiện tượng toàn cầu.

1972 – Những năm tiên phong: Sự kiện esports được ghi nhận đầu tiên là “Intergalactic Spacewar Olympics” được tổ chức tại Đại học Stanford vào năm 1972. Người chiến thắng được tặng một năm đăng ký tạp chí Rolling Stone.

1980 – Giải vô địch Atari: Năm 1980, Atari tổ chức giải vô địch Space Invaders, đánh dấu một trong những sự kiện thi đấu game có quy mô lớn đầu tiên với 10.000 người tham gia.

Những năm 1990 – Sự trỗi dậy của các tựa game thi đấu: Cuối những năm 90 chứng kiến ​​sự xuất hiện của các tựa game như Quake, vốn tôn vinh bản chất cạnh tranh của game. Các nhà phát triển đã nhận ra tiềm năng của esports và bắt đầu trao những giải thưởng lớn, trong đó có cả một chiếc Ferrari đã được trao cho người chiến thắng.

Những năm 2000 và xa hơn – Sự công nhận toàn cầu: Esports tiếp tục nhận được sự công nhận và chuyên nghiệp hóa. Nhiều quốc gia bắt đầu tổ chức các giải đấu esports và dần dần thừa nhận tính chính danh của bộ môn này. Các cuộc thi được tổ chức theo giải đấu và các giải vô địch quốc tế trở thành tiêu chuẩn.

The Esports Journey Through History

E-sports Trên Sân Khấu Toàn Cầu

Mặc dù esports chưa được công nhận rộng rãi như một môn thể thao, nhiều quốc gia đã tích cực tham gia vào esports bằng cách tổ chức các giải vô địch và thậm chí áp thuế đối với tiền thưởng. Quy định và luật cho các cuộc thi esports khác nhau tùy theo từng quốc gia và thường do ban tổ chức giải đấu hoặc nhà phát triển trò chơi quyết định. Một số khu vực có thể có những điều kiện cụ thể mà các giải đấu phải đáp ứng.

Hiệp hội Esports Thế giới (WESA)

Hiệp hội Esports Thế giới (WESA) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình việc quản lý và tiêu chuẩn hóa esports, đóng vai trò là một lực lượng thống nhất giữa các tổ chức lớn.

Thành lập: WESA được thành lập vào năm 2016 với mục tiêu tạo ra một bộ khung để tiêu chuẩn hóa các quy định esports và đại diện cho tuyển thủ. Đây là nỗ lực hợp tác giữa một số tổ chức esports nổi bật, bao gồm Virtus.pro, Natus Vincere, Fnatic và Ninjas in Pyjamas.

Tiêu chuẩn hóa và quản lý: Một trong những chức năng chính của WESA là định nghĩa và thực thi các quy tắc và tiêu chuẩn cho các giải đấu esports. Tổ chức hoạt động để đảm bảo tính công bằng, bảo vệ quyền lợi của tuyển thủ và duy trì tính công bằng của môn thể thao.

Mang tính đại diện: WESA cũng nhằm mục đích trao cho tuyển thủ tiếng nói trong quá trình ra quyết định, mang lại cho họ quyền được lên tiếng về những vấn đề ảnh hưởng đến sự nghiệp và cuộc sống.

Tác động toàn cầu: Mặc dù ảnh hưởng của WESA chủ yếu ở châu Âu và một số khu vực Bắc Mỹ, nhưng nỗ lực của họ đã có tác động đáng kể đến thế giới esports toàn cầu bằng cách tạo ra những tiền lệ và khuyến khích việc áp dụng các cơ quan quản lý tương tự.

Khi thế giới của esports tiếp tục phát triển, những đóng góp của các tổ chức như WESA là thiết yếu trong việc thúc đẩy một môi trường cạnh tranh lành mạnh và tạo lập tiêu chuẩn cho hoạt động esports chuyên nghiệp trên toàn thế giới.

The World Esports Association (WESA)

Khám phá thế giới Esports luôn biến đổi

Trong quá trình khám phá thế giới esports, chúng ta đã thấy được ​​một ngành công nghiệp không chỉ phản ánh những thay đổi về mặt công nghệ mà còn cả sự thay đổi nhân khẩu học của khán giả. Ranh giới của thể thao truyền thống và giải trí đang mờ đi, và esports đứng ở vị trí tiên phong cho sự chuyển đổi đó.

Hướng đi của esports không được xác định bởi những thành tựu trong quá khứ mà bởi tiềm năng vô hạn trong tương lai. Doanh thu liên tục tăng cao, lượng khán giả toàn cầu ngày càng tăng và sự cống hiến của các vận động viên và tổ chức đều hướng đến một tương lai tươi sáng. Cho dù bạn là một người đam mê lâu năm hay chỉ mới bước chân vào thế giới esports, một điều chắc chắn là sức hấp dẫn của đấu trường số này là không thể cưỡng lại và hành trình của nó vẫn chưa kết thúc.

Câu hỏi thường gặp

Thể thao điện tử (cybersport) là gì?

Thể thao điện tử, thường được gọi tắt là esports, là một thể thức thi đấu trong thế giới ảo. Nơi mà các game thủ chuyên nghiệp hoặc các đội tuyển sẽ đối đầu trong các giải đấu.

Vận động viên esports chuyên nghiệp có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ giải thưởng và tài trợ?

Mức thu nhập của các vận động viên esports chuyên nghiệp có thể rất khác nhau. Mặc dù một số game thủ hàng đầu có thể tích lũy khối tài sản rất lớn, nhưng phần đông chỉ kiếm được thu nhập ở mức khiêm tốn. Cơ cấu giải thưởng cho các giải đấu lớn có thể lên tới hàng triệu đô la, và các game thủ hàng đầu thường giành được những khoản tiền thưởng rất lớn.

Khán giả trong esports đã phát triển như thế nào trong những năm qua và phạm vi tiếp cận toàn cầu hiện nay ra sao?

Khán giả trong esports đã có những thay đổi đáng kể. Ban đầu được coi là một thú vui phù hợp cho giới trẻ, esports đã chứng kiến ​​sự mở rộng về mặt số lượng người theo dõi. Với sự xuất hiện của Thế hệ Y và Z, esports đã trải qua bước nhảy vọt về mức độ phổ biến và phạm vi tiếp cận toàn cầu với việc đang ngày càng mở rộng.

Các trận chiến động với người chơi thực

Các chế độ chiến đấu khác nhau: đội 2 đấu 2, chế độ điên cuồng nơi người thua nhận tất cả! Và còn có chế độ chia sẻ nơi tất cả đều thắng!

Chiến đấu ngay
Thư của bạn đã được gửi.
Vui lòng kiểm tra email của bạn để biết thông tin